Giới thiệu

I. LỜI MỞ ĐẦU

Trái đất của chúng ta đang bị đe doạ bởi khí thải CO 2 , Nó gây nên biến đổi khí hậu. Nhưng có một nguồn năng lượng tái tạo rất lớn là năng lượng gió mà chúng ta đang tốn rất nhiều tiền để phát triển mà kết quả thu được là rất nhỏ. Nguyên nhân là chúng ta đi theo một phát minh sai từ trước tới nay.

Một hiện tượng tự nhiên mà chắc chắn chúng ta đều tưởng tượng được là khi một dòng gió đã được nhuộm mầu bay song song thẳng vào phía trước một chiếc chong chóng thì phía sau chong chóng gió chuyển động hỗn loạn, gió không còn bay song song như phía trước chong chóng. (Điều này dễ dàng thực nghiệm với một dòng khói). Hoạt động của chong chóng cũng giống như hoạt động của tuabin gió do đó gió phía sau tuabin không thể chuyển động thẳng theo hướng như của gió phía trước tuabin. Chỉ có Ngài Albert Betz và các nhà khoa học khi xây dựng công thức tính công suất cho tuabin gió cho rằng gió phía sau tuabin chuyển động thẳng như gió phía trước tuabin. Với một quan niệm sai lầm trái với quy luật tự nhiên như vậy nên công thức tính công suất cho tuabin gió mà các nhà khoa học đưa ra là hoàn toàn sai.

Đây là một điều chưa từng xảy ra trên thế giới. Với công thức tính công suất sai dẫn đến hiện nay tuabin gió trên toàn thế giới chế tạo không hợp quy luật tự nhiên và có công suất thực nhỏ hơn công suất tính toán khoảng 10 lần. Điều này làm cho việc đầu tư vào điện gió không hiệu quả gây tổn thất rất lớn cho tất cả các nước lắp đặt tuabin gió. Tiền đầu tư cho điện gió chủ yếu từ chính phủ nên thiệt hại do toàn dân gánh chịu.

Trong trang Web này tác giả giới thiệu bài nghiên cứu về sai lầm đã xảy ra của các nhà khoa học khi xây dựng công thức tính công suất của tuabin gió để quý vị tham khảo và đóng góp ý kiến. Điều quan trọng nhất là mọi người cần cùng nhau tham gia vào việc chỉ ra cái sai của công thức tính công suất cho tuabin gió mà thế gới đang sử dụng để kêu gọi các chính phủ dừng sản xuất và lắp đặt tuabin gió như hiện nay nhằm tránh gây thiệt hại cho quốc gia và cũng là cho chính mình. Việc chỉ ra các sai lầm của công thức tính công suất cho tuabin gió không làm tổn hại tới uy tín của các nhà khoa học, mà tác dụng của nó làm cho khoa học phát triển đúng hướng để phục vụ cuộc sống của con người.

Trong trang Web này tác giả cũng giới thiệu các nghiên cứu mới về công suất của tuabin gió và các sáng chế mới về tuabin gió để quý vị tham khảo và đóng góp xây dựng nhằm hoàn thiện để phục vụ cho việc sản xuất điện từ gió có giá thành rẻ, mang lại lợi ích thực sự từ nguồn năng lượng tái tạo, từ đó đóng góp tích cực vào việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu và làm cho trái đất ngày càng xanh hơn.

 

Lại Bá Ất.

II. TRANH VUI VỀ CÁC PHẦN TỬ GIÓ ĐI QUA TUABIN

Tranh vui về 6 phần tử gió chuyển động qua tuabin. Minh hoạ chuyển động thực tế của các phần tử gió phía trước và sự hỗn loạn của các phần tử gió phía sau tuabin.

1

Hình 1: Tất cả các phần tử gió đều nói chúng ta đang bay thẳng theo hướng của trường gió và quỹ đạo bay song song nhau với vận tốc bằng nhau, 1 & 2 nói phía trước chúng tôi nhìn thấy một tuabin gió.

2

Hình 2: Chúng ta đi gần tới tuabin gió rồi, 1 & 2 nói chúng tôi cảm thấy vận tốc của mình bị giảm đi chút ít và quỹ đạo bay có thay đổi nhỏ.

3

Hình 3: Chỉ sau đó 3,4,5,6 cũng nói vận tốc của tôi cũng bắt đầu giảm đi một ít rồi và quỹ đạo bay cũng có thay đổi nhỏ.

4

Hình 4: Vào gần sát tuabin gió cả 6 phần tử gió đều nói vận tốc của chúng tôi lại giảm thêm ít nữa và quỹ đạo bay vẫn có thêm sự thay đổi nhỏ.

5

Hình 5: Phần tử 1 nói tôi va chạm vào cánh tuabin gió và mất hết năng lượng rồi không bay được nữa nhưng tôi góp phần làm tuabin quay, 2&4 nói cậu yên tâm đi chúng tớ tạo lực hút phía sau cánh để làm quay tuabin cho cậu thoát ra khỏi mặt cánh và hút cậu đi, 3&5 nói chúng tớ chuyển động ngay sau cậu và sẽ đẩy cậu đi cùng với chúng tớ.

6

Hình 6: Phần tử 1 nói tớ thoát ra khỏi mặt cánh rồi và bắt đầu có năng lượng để bay cùng các cậu nhưng sao hướng chuyển động của chúng ta thay đổi nhiều thế.

7

Hình 7: Một phần tử gió nói: tất cả chúng ta đều ở phía sau cánh tuabin gió nhưng hướng chuyển động thay đổi hỗn loạn, thậm chí chúng ta còn nhìn thấy cậu số 5 bay ngược với hướng của trường gió. Nhưng không sao đâu ra xa khỏi tuabin gió chúng ta lại bay với vận tốc giống nhau.

8

Hình 8: Chúng ta đã bay xa khỏi tuabin gió với hướng chuyển động trùng với hướng của trường gió, nhưng vận tốc của chúng ta bị giảm đi một ít, năng lượng mất đi của chúng ta nhiều hơn rất nhiều năng lượng điện phát ra của tuabin gió, một điều rất thú vị nữa là vị trí ban đầu của chúng ta không còn như cũ mà có sự sắp xếp mới. Chúng tôi rất vui vì đã tạo ra năng lượng tái tạo giá thành rẻ để chống biến đổi khí hậu và làm cho trái đất ngày càng xanh.

 

 

Kính gửi:  CHÍNH PHỦ CÁC NƯỚC TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.

ĐỒNG KÍNH GỬI:

Bộ khoa học & công nghệ.

Viện hàn lâm khoa học & công nghệ, cùng các viện nghiên cứu khoa học.

Các công ty chế tạo và xây dựng trang trại tuabin gió.

                  Cùng các bạn trên toàn thế giới.

Tôi là: Lai Ba At

No. 32/24 Phan văn trường, Quận CauGiay, Ha Noi, VIET NAM

ĐT: 0983796708; Fax: 0084 43 756 7532; Email: laibaat03@gmail.com

Kính thưa các quý vị:

RẤT ĐÁNG TIẾC LÀ Công thức tính công suất cho tuabin gió cánh quạt được thiết lập bởi tất cả các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đang được áp dụng vào việc chế tạo tuabin gió cánh quạt từ trước tới nay (01/2017) đều bị sai. CỘI NGUỒN DẪN TỚI CÁC SAI LÂM là do các nhà khoa học cùng có quan niệm sai khi cho rằng vận tốc gió tại tuabin là v và sau tuabin là v2 có phương chiều trùng với phương chiều của vận tốc v1 của trường gió đặt tuabin. Thực tế hiển nhiên mà ta thấy được khi quan sát một chiếc chong chóng đặt trong một dòng khí đã nhuộm mầu, gió đi vào chong chóng sẽ chuyển động hỗn loạn, gió phía sau chong chóng cũng chuyển động hỗn loạn. Như vậy vận tốc gió tại tuabin và sau tuabin gió là không thể có giá trị xác định như các nhà khoa học đã đặt ra. Việc các nhà khoa học gán cho nó một giá trị để áp dụng vào các phương trình Vật lý khác nhằm tạo ra một đại lượng vật lý nào đó là mang tính nguỵ biện, việc này cần được làm sáng tỏ để khoa học nghiên cứu tạo nền tảng mới cho nghành sản xuất điện từ gió phát triển.

Tôi gửi tới quý vị bài chứng minh sai lầm của các nghiên cứu về công suất của tuabin gió từ trước tới nay và gửi tới quý vị bản phát minh mới về công suất cho tuabin gió cánh quạt để quý vị phán xét và góp phần phát triển các nghiên cứu mới về gió, còn rất nhiều vấn đề cần phát triển mà cá nhân tôi không thể làm nổi.

Tôi gửi cho quý vị một bảng góc nghiêng cho cánh tuabin gió có tốc độ biến đổi để quý vị chế tạo và thử nghiệm ngay cho các tuabin gió hiện tại(trong sáng chế PCT/VN2015/000007) Quý vị sẽ thấy công suất của tuabin gió tăng lên và thấy được tính đúng đắn của phát minh mới. Khi đó quý vị hãy liên hệ với tôi để tiếp cận sáng chế PCT/VN2016/000002 cho việc phát triển tuabin gió có tốc độ cố định, loại tuabin này có khả năng sản xuất điện từ gió có giá thành rẻ hơn rất nhiều (rẻ hơn khoảng 10 lần) so với hiện nay.

Tôi hy vọng có sự hợp tác của quý vị để làm cho năng lượng gió phát triển nhằm giảm thiểu chi phí năng lượng và chống biến đổi khí hậu.

Nhận được thư này mong quý vị hãy thông tin tới những đơn vị mà quý vị biết để cùng phát triển nhằm làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý vị.

 

BẢNG PHÂN BỐ GÓC NGHIÊNG MẶT CÁNH

Áp dụng cho tuabin gió 3 cánh có tốc độ biến đổi hiện nay, có tốc độ quay từ 18- 20 vòng / phút tại vận tốc gió định mức như hiện nay, tất cả các thông số chế tạo và điều khiển cánh tuabin như hiện nay. Chỉ khác là cánh tuabin được chế tạo sao cho mặt cánh tuabin tại một phân đoạn cánh rất ngắn ta có thể coi là phẳng, mặt sau của cánh nên chế tạo song song với mặt trước, bề rộng cánh nên chế tạo không đổi dọc theo chiều dài cánh, cánh dài dưới 45 mét, (d: khoảng cách từ mặt cánh tới trục tuabin, α i : góc nghiêng mặt cánh tại vị trí tương ứng).

Nếu chế tạo diện tích mặt cánh bằng với diện tích mặt cánh của tuabin như hiện nay thì sản lượng điện sẽ tăng khoảng 30%.

Tại: d = 5m, góc nghiêng là: α 5 = 63 0 10’;

d = 7m, α 7 = 66 0 18’ ;

d = 9m, α 9 = 69 0 14’ ;

d = 11m, α 11 = 71 0 25’;

d = 13m, α 14 = 73 0 15’ ;

d = 15m, α 15 = 74 0 47’

d = 17m, α 17 = 76 0 05’;

d = 19m, α 19 = 77 0 11’ ;

d = 21m, α 21 = 78 0 09’;

d = 23m, α 23 = 78 0 58’;

d = 25m, α 25 = 79 0 21’ ;

d = 27m, α 27 = 80 0 18’

d = 29m, α 29 = 80 0 52’;

d = 31m, α 31 = 81 0 21’ ;

d = 33m, α 33 = 81 0 47’;

d = 35m, α 35 = 82 0 11’;

d = 37m, α 37 = 82 0 32’ ;

d = 39m, α 39 = 82 0 51’

d = 41m, α 41 = 83 0 09’;

d = 43m, α 43 = 83 0 25’ ;